Sau giấc ngủ ngày 15-20 phút, bạn đã nạp cho cơ thể năng lượng đủ để duy trì hoạt động bình thường cho 10 tiếng tiếp theo. Vì thế sau giấc ngủ trưa kéo dài hơn 30 phút, phải đến gần sáng hôm sau bạn mới có thể ngủ ngon.
Table of Contents
Ánh nắng tự nhiên
Cố gắng tận dụng tối đa cơ hội “tắm nắng”. Nếu làm việc văn phòng, nơi thiếu ánh sáng tự nhỉên, thỉnh thoáng nên ra ngoài trời.
Sau hoàng hôn không mê tivi thái quá, không ngồi bên màn hình máy vi tính quá lâu. Lý do: màn hình vốn phát ra ánh sáng màu xanh da trời khiến cho chúng ta khó ngủ – bất chấp cơ thể mệt mỏi. Giấc ngủ sẽ đến dễ hơn, một khi buổi tối ngồi bên ánh đèn điện truyền thống phát ra ánh sáng màu vàng gần giống ánh nắng mặt trời lúc hoàng hôn.
Không ngủ bù
Thường hoặc vì lý do bất thường buổi sáng có thể dậy muộn một chút. Tuy nhiên sẽ sai lầm – nếu thường xuyên ‘ngủ bù” vào nhũng ngày nghỉ cuối tuần. Lý do: bằng cách này bạn không thể giúp cơ thể “truy lĩnh” số thời gian thiếu hụt trong tuần. Kết quả nhiều nghiên cúu khẳng định: sự bù đắp chỉ là ảo tuởng, bởi từ sáng thứ hai đi làm bạn vẫn thấy uể oải và phản xạ chậm chạp.
Khổng ăn bữa tối quá muộn
Bũa tối nhẹ nhàng cuối cùng trong ngày chỉ nên ăn tối thiếu 3 giờ truớc khi đi ngủ. Vậy nên bữa tối thịnh soạn, đầy ắp “sơn hào, hải vị”, chi nên tổ chức vào cuối giờ chiều.
Thận trọng với đồ uống
Buổi tối cố gắng hạn chế uống nước, thậm chí cả nước giải khát không ga. Một khi lên giường với bàng quang đầy ắp, sau đó sẽ phải đi toa-lét suốt đêm. Sau 18 giờ không nên uống cà phê, nước chè (kể cả chè xanh), Coca-Cola và nước tăng lục, bởi tất cả đều là đồ uống kích thích. Cũng tránh uống rượu, bởi có thể giúp bạn dễ ngủ hơn, song sẽ dậy truớc giờ báo thức. Thậm chí chỉ một ly rượu vang và một vại bia cũng có thể rút ngắn độ dài giấc ngủ.
Buổi tối tránh hoạt động thể lực
Đã sau 19 giờ không tập aerobic, thể dục thể hình hoặc đạp xe. Hoạt động thể thao tích cực đẩy áp huyết và thân nhiệt lên cao trong thời gian vài ba giờ, vậy nên sẽ gây khó ngủ.
Không gò ép
Nếu sau 15 phút không thể ngủ, hãy dậy khỏi giường và đọc sách, báo, thậm chí đến nửa đêm. Chỉ quay lại giường ngủ, khi đã cảm thấy “kiến chui vào mắt”.
Tạo phòng ngủ là nơi duy nhất để nghỉ ngơi
Nếu có điều kiện, hãy mạnh dạn đưa ra khỏi phòng ngủ máy thu hình và mọi vật dụng không cần thiết. Càng ít đồ đạc, lọ hoa, sách báo bám đầy bụi, càng tốt. Bụi lơ lửng trong không trung dễ gây xổ mũi, lâm ngứa mũi – yếu tố cản trở hô hấp. Vì thế sáng dậy uể oải và bứt rứt.
Nhiệt độ thích hợp
Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng khoảng 20 độ C (mùa đông) vả 26 độ C (mùa hè). Nếu cảm thấy lạnh vào mùa đông cũng hạn chế sử dụng lò sưởi; thay vào đó nên sử dụng chăn ấm và đi tất chân. Bàn chân lạnh (tình trạng phổ biến của người áp huyết thấp) thường gây khó ngủ.
Không tắm nước nóng
Buổi tối nên rửa nước lạnh. Tắm nước nóng (trong bồn) hoặc vòi sen làm thân nhiệt tăng cao và giảm thiểu buồn ngủ. Tắm hơi hoặc tắm điện cũng tác động tiêu cực tương tự. Việc tắm nước nóng chỉ có thể thực hiện vào quãng 3-4 tiếng truớc lúc đi ngủ.