Sự hình thành, phát triển tính cách cho trẻ nhỏ bắt nguồn từ những thói quen hằng ngày và những gì thân thuộc nhất xung quanh trẻ. Chính vì vậy, trường mầm non quận 1 Pandakids khuyên bạn nên hãy giúp trẻ hình thành 10 thói quen tốt sau đây để được bồi đắp những giá trị đạo đức tốt ngay từ đầu.
Table of Contents
Tuyệt đối không nói dối trong bất cứ trường hợp nào
Đây được xem là thói quen rất quan trọng mà bạn cần phải dạy cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ. Có rất nhiều dạng nói dối khác nhau gồm vô hại và có hại nhưng bạn tuyệt đối để trẻ hiểu rằng không có loại nói dối nào được chấp nhận và đó là hành động sai trái. Các bố mẹ, các thầy cô tại các trường mầm non quận 1, những người xung quanh phải luôn luôn ý thức rằng không được nói dối trẻ trong bất cứ trường hợp nào. Cần cho trẻ hiểu rằng nói dối dù bất cứ lý do gì cũng là hành động sai trái và mặt dù sự thật có không tốt đến mức nào cũng được mọi người sẵn sàng đón nhận thay vì một lời nói dối “tốt đẹp”. Đôi khi trẻ mắc một số sai lầm nhưng thành thật mà không nói dối, bên cạnh việc la rầy sai lầm ấy, bạn cũng nên khen trẻ vì đã can đảm, dũng cảm đối mặt sự thật mà không lựa chọn nói dối.
Không được lấy trộm đồ
Thói quen lấy trộm đồ rất dễ xảy ra với các trẻ nhỏ vì tình trạng bé thích các món đồ, vật dụng nhưng không dám nói mà lặng lẽ lấy làm của riêng mình. Nếu hành động này không được bị la rầy thì sẽ hình thành nên thói quen rất khó bỏ và đôi khi trở thành hiển nhiên. Trường mầm non tốt quận 1 nhận thấy rằng đôi khi các ba mẹ lại vô tình bỏ qua và thái độ khen trẻ vì thấy bé quá lanh, hoặc quá khôn. Đừng dại dột dù chỉ một lần cổ vũ cho hành động sai lầm đó cũng như phải cho bé nhận thức được hành động ấy là hoàn toàn sai về đạo đức và làm trái pháp luật và thậm chí nên để trẻ nhận lấy hậu quả, hình phạt cho những sai lầm đó.
Biết nói xin lỗi, cảm ơn
Cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác và xin lỗi khi phạm phải sai lầm là hai thói quen giúp trẻ trở thành những người khiêm tốn, biết phân biệt đúng sai khi trưởng thành. Cần giúp trẻ nhận ra đây là giá trị đạo đức cơ bản mà bất ai trong xã hội cũng cần phải có. Thông thường tại các trường mầm non quận 1, các bài học này được gửi gắm vào các câu chuyện kể để trẻ nhận thức một cách tự nhiên và thực hiện tốt trong chính môi trường hàng ngày.
Biết phân biệt đúng – sai
Hãy giúp bé dần dần nhận thức được hành động nào là sai lầm đáng bị lên án, hành động nào đúng đắn, đáng được tuyên dương. Điều này giúp bé dần dần phân biệt được đúng sai, biết bảo vệ cái đúng và đấu tranh chống lại những điều sai trái.
Không được quyền làm tổn thương người khác
Hãy giúp bé hiểu rằng việc làm tổn thương người khác là hoàn toàn không nên, sẽ gây tổn thương cho những người mình yêu mến về thể chất hoặc tinh thần. Ví dụ như bé không nghe lời bố mẹ thầy cô khiến bố mẹ thầy cô buồn lòng, bé đánh bạn làm bạn bị đau, tổn thương. Bên cạnh đó, hãy giúp trẻ phải biết xin lỗi và nhận lỗi khi vô tình gây tổn thương cho người khác. Việc này các trường mầm non quận 1 thực hiện rất tốt hiện nay.
Cư xử phải phép
Các bố mẹ nên nói cho con trẻ cách cư xử như thế nào là phải phép trong từng trường hợp cụ thể. Đây được xem là vấn đề mà giới trẻ bây giờ thường mắc phải vì bị ảnh hưởng rất nhiều không phải từ ba mẹ mà còn bởi môi trường xung quanh. Chính vì vậy hãy chọn cho con một trường mầm non tốt nhất, những hàng xóm láng giềng tuyệt vời nhất, những người bạn biết cách cư xử nhất.
Biết tôn trọng
Hãy giúp trẻ biết tôn trọng người khác ngay từ nhỏ bởi thói quen này sẽ trở nên khó thực hiện hơn khi trẻ đã lớn và hình thành thói quen khinh khi, bất cần.
Thân thiện
Thân thiện là đức tính dường như đều có ở hầu hết các đứa trẻ nhưng dần dần sẽ mất đi khi trẻ lớn lên và không được động viên đúng hướng. Đừng vì muốn bảo vệ con, giúp con tránh xa những điều xấu mà luôn khư khư giữ con bên mình. Hãy dạy cho trẻ luôn cởi mở, giao tiếp với môi trường bên ngoài bên cạnh cách biết cảnh giác với người lạ.
Có tổ chức
Hãy để con bạn chuẩn bị trước và tự sắp xếp cho bản thân, trẻ sẽ dễ dàng làm quen với lịch trình cuộc sống thường ngày của mình hơn. Ví dụ như việc sắp xếp quần áo, đồ chơi, đồ dùng cá nhân,… Chính những điều này sẽ giúp trẻ hình thành được thói quen làm việc khoa học, có tổ chức.
Biết giúp đỡ người khác
Để bé có thói quen giúp đỡ người khác, bạn có thể nhờ bé giúp đỡ bạn từ những việc nhà đơn giản như dọn mâm cơm, quét nhà, lau bàn ghế,… và nên động viên, cảm ơn bé khi giúp bạn hoàn thành tốt công việc. Không những vậy, chính những động giúp được người khác của cô giáo, bạn bè tại các trường mầm non quận 1, của ba mẹ, anh chị tại gia đình… giúp bé nhận thức và bắt chước làm theo một cách tự nhiên nhất.
Leave a Reply