9 Thói quen tật xấu muôn thủa của loài người (P2)

Tiếp theo từ bài trước, đây là những thói quen tật xấu của con người được các nhà nghiên cứu, khoa học phân tích, đánh giá và kết luận là những tật xấu cố hữu trong mỗi con người luôn có. Ẩn sâu những hành vi này là những dẫn dắt tâm lý khác sẽ được các nhà khoa học giải thích cụ thể hơn dưới đây.

Gian lận

Trong cuộc sống, đôi khi ranh giới giữa đúng và sai rất mờ nhạt và chúng ta cũng làm những trò không đàng hoàng để đạt được mục đích. Một nghiên cứu năm 2007 của Đại học Washington (Mỹ) đã khảo sát trên 230 sinh viên đại học có tuổi trung bình là 21 để đo lường mức độ gian lận trong học đường của họ. Kết quả là trong số đó có 90% sinh viên đã vi phạm một trong 13 hành vi gian lận thường thấy ở trường học copy bài của ban bè, nhận điểm tốt từ công sức người khác… Thậm chí gần 42% người cho biết đã từng chép bài người khác suốt một buổi kiểm tra. Những người ít gian lận thường là người trung thành với những quy tắc chuẩn mực cao. Nhiều người khác lại cho rằng gian lận có thể bào chữa được trong những trường hợp chính đáng.

gian-lan

Trên tạp chí Applied Psychol­ogy năm 2007, nhà tâm lý học tiến hóa Daniel Kruger tại Đại học Michi­gan (Mỹ) cho rằng hành vi gian lận là cách để tiến lên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nơi có những phần thưởng hấp dẫn dành cho người chiến thắng và vượt qua những người khác. Điều này đã làm tăng ham muốn trong xã hội để trở thành người giỏi nhất. Do đó, con người sẵn sàng làm cả những việc xấu như xé những trang quan trọng trong sách của thư viên để bạn bè mình không biết được thông tin. Ông cũng cho rằng, nhiều người nghĩ việc gian lận có thể tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cũng như lợi dụng được kiến thức của những người giỏi hơn. Tuy nhiên hành vi này không bao giờ tạo được thiện cảm cho người khác khi bị phát hiện.

Ăn cắp

Không chỉ con người mới có hành vi ăn cắp. Trong tự nhiên, nhiều sinh vật cũng biết dùng những mưu mẹo để ăn cắp vật sở hữu của đồng loại như loài khi Capuchin đã biết tạo những tiếng báo động giả để đánh lừa đồng bọn nhằm ăn cắp thức ăn bi bỏ lại khi những con khác chạy trổn.

an-cap-vat

Ở con người lại xuất hiện một hành vi ăn cắp vặt (kleptomaniac) tức là việc không cưỡng lại được hành vi ăn cắp không xuất phát từ nhu cầu thiếu thốn thực sự. Thậm chí những người mắc tật này ăn cắp cả những vật dụng không cần thiết và hoàn toàn có thể mua được. Theo môt nghiên cứu năm 2009 của Đại học Y Minnesota (Mỹ) trên 43.000 người đã nhận thấy có 11% trong đó thừa nhận đã trộm đồ ở cửa hàng ít nhất một lần. Hành vi này dường như là một chứng nghiện dẫn đến sự thôi thúc, bốc đồng và ham muốn ăn cắp không kiểm soát được. Hiện tại, các nhà khoa học cũng tìm ra một loại thuốc có tên là Naltrexone có thể giúp kiềm chế tác động của những ham muốn ăn cắp vặt và bước đầu đã thu được kết quả khả quan, phần nào kiềm chế được các triệu chứng của hành vi này.

Thích bạo lực

Xuyên suốt qua trình phát triển của loài người, không thời kỳ nào không xuất hiện bạo lực. Trong một nghiên cứu đẳng trên tạp chí Psy- chopharmacology năm 2008, sự hung hăng xuất hiện hầu như ở mọi loài có xương sống và điều này là cần thiết để giữ được những thứ quan trọng như bạn tình, lãnh thổ và thức ăn. Ở con người, hành vi bạo lực đã xuất hiện từ thời sơ khai để tăng khả năng sinh tồn hay sinh sản của mỗi cá nhân. Con người cần bạo lực như nhu cầu thức ăn, nước uống hay tình dục và điều này phụ thuộc vào từng môi trường, xã hội, và những hoàn cảnh lịch sử của loài.

danh-nhau

Trong một hội thảo có tên “ Sự tiến hóa về bạo lực ở người: Bài học cho những xung đột ngày nay” vào tháng 2.2009 tại Đại học Utah (Mỹ), các diễn giả đã cho thấy nhiều bằng chứng về việc tổ tiên của chúng ta thích hòa bình hơn con người hiện tại. Khi xã hội loài người càng phát triển, đi cùng với điều đó là nhiều loại vũ khí được sáng chế để săn thú vật, và rồi dùng để bảo vệ lãnh thổ giết hại lẫn nhau gây ra nhiều cuộc chiến tranh và diệt chủng tàn khốc.

Ngày nay, thay vì cạnh tranh về thức ăn, con người lại cạnh tranh về các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, tình trạng bạo lực lan tràn lại cảng trở nên khó kiểm soát hơn ở những nơi mà các nguồn sống thiết yếu như thực phẩm, nước sạch khan hiếm do nghèo đói, nạn biến đổi khí hậu tình trạng môi trường và bất ổn xa hò

Trung thành với những thói quen xấu

Con người là một sinh vật của thói quen. Mỗi năm, có hàng triệu người chết vì những bệnh tật sinh ra từ việc sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy cũng như vì thói quen ăn uống không điều độ và lười vận động… Những nghiên cứu thực tế cho thấy, thậm chí ngay cả khi biết được những nguy hiểm của thói quen xấu đó, họ cũng rất khó bỏ.

Trong một nghiên cứu năm 2008, nhà khoa học Cindy Jardine của Đai học Alberta (Canada) nhận xét rằng con người luôn có khuynh hướng sắp xếp cuộc sống ở hiện tại và tương lai gần chứ không phải là một thời hạn dài. Bà cũng chia ra một số nguyên nhân chính khiến con người luôn trung thành với những thói quen xấu, đó là:

  • Do sự phản kháng bẩm sinh, con người thích làm ngược lại những gì người khác khuyên bảo.
  • Do cần sự thừa nhận của xã hội, cho rằng: “Mọi người đều làm thế!”
  • Không hiểu thấu đáo bản chất của sự nguy hiểm từ các thói quen xấu
  • Tính chủ quan.
  • Do yếu tố nghiện vì di truyền.

Đồng thời, con người thường có thói quen bào chữa và viện dẫn những trường hợp ngoại lệ ra để biện minh cho những thói quen xấu của mình.

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *