Trong các loài động vật hoang dã, chó sói nổi tiếng về cả mặt xấu lẫn mặt tốt. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận các đặc tính của loài sói vô cùng phi thường, không chỉ về khả năng săn mồi và dẫn đàn, mà còn nhiều hơn thế nữa.
Table of Contents
1. Sói dựa vào lượng con mồi để xác định lãnh địa
Không như nhiều loài động vật hoang dã khác thường dễ dàng xác định vùng lãnh địa riêng biệt của mình, loài sói sẽ dựa vào số lượng con mồi trong khu vực đã nhắm đến có nhiều hay ít để khoanh vùng “lãnh thổ” riêng của mình. Nếu số lượng con mồi ít, sói sẽ chỉ khoanh vùng một khu vực nhỏ, điều này sẽ tiện hơn trong quá trình quan sát và săn bắt con mồi. Ngược lại, nếu số lượng con mồi nhiều hơn, sói sẵn sàng khoanh vùng khu vực của mình với diện tích lên đến hàng trăm dặm.
2. Sói luôn ưu tiên lựa chọn con mồi ít gây nguy hiểm nhất

Trong nhiều trường hợp, người ta nhận thấy những con sói thường ưu tiên lựa chọn những con mồi đang đau yếu, bệnh tật, ví dụ như những con mồi già, những con thú non, những con vật suy dinh dưỡng hoặc bị bệnh, vì chúng sẽ không đủ khả năng để chống trả hoặc chạy trốn trước nanh vuốt loài sói, giúp quá trình săn mồi của sói đỡ vất vả hơn. Đây cũng là một đặc tính của loài sói mà nhiều người chưa biết.
3. Sói là những tay săn mồi siêu hạng

Chúng ta đã biết, nhiều loài động vật hoang dã đều thường có những môi trường sống, khu vực săn mồi nhất định. Tuy nhiên, loài sói thì khác. Sói là loài hoang dã có khả năng săn mồi với độ phủ lớn nhất thế giới, chúng có thể săn mồi ở bất kỳ môi trường, khu vực và địa hình nào, dù đó là vùng băng tuyết lạnh giá hay những sa mạc khô cằn nóng bỏng, dù là thảo nguyên, vùng núi hay đồng bằng.
4. Sự chung thủy của sói
Trong thế giới động vật, có thể nói, sói là một trong số ít những loài động vật có tính “lãnh cảm” với việc giao phối. Nhưng bên cạnh đó, chúng còn rất nổi tiếng về độ chung thủy đối với bạn đời của mình. Mùa giao phối của loài sói thường xảy ra vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân. Và sau khi kết thúc mùa giao phối, sói đực và sói cái sẽ ở cạnh nhau suốt đời và xây dựng một gia đình cho riêng mình. Có thể thấy, đặc tính của loài sói về mặt tình cảm cũng rất phi thường.
5. Tiếng tru của sói
Từ lâu, tiếng tru của loài sói là một đề tài thú vị thu hút sự chú ý và nghiên cứu của nhiều người. Nhiều chuyên gia cho rằng, sói dùng tiếng tru của mình với nhiều mục đích khác nhau, đó có thể là cách để chúng thể hiện vai trò lãnh đạo trong đàn, thu hút sự chú ý của những con sói khác đi theo hoa tiêu là con sói đầu đàn, cũng có thể là cách loài sói dùng để thể hiện sự căng thẳng do phải lìa xa một hoặc nhiều cá thể thân thiết trong cùng một bầy, đó là khi một con sói trong đàn rời đi.
6. Khứu giác phi thường của loài sói
Một trong những đặc tính của loài sói khiến nhiều người bất ngờ khi biết chính là khứu giác vô cùng nhạy của chúng. Một con sói sẽ phát triển khứu giác của mình vào khoảng 2 tuần tuổi, và số lượng tế bào khứu giác trong lỗ mũi sói lên đến 200 triệu, đó cũng là lý do loài động vật này có thể ngửi thấy mùi mồ hôi dù cách xa 1.6km.
Dù đã được quan sát và nghiên cứu từ lâu, nhiều đặc tính của loài sói vẫn khiến con người bất ngờ vì sự phi thường của chúng.