image-25

Cơ chế hoạt động của trái tim trong hệ tuần hoàn

Hệ thống tim mạch và hệ thống mạch máu đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nó hình thành nên một hệ tuần hoàn. Tim, hệ tuần hoàn đảm nhiệm chức năng cung cấp oxi và dưỡng chất cho các tổ chức, cơ quan hoạt động trong cơ thể. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu cơ chế hoạt động của tim, hệ tuần hoàn diễn ra như nào nhé.

tim và hệ tuần hoàn
Hệ thống tuần hoàn

Tim, hệ tuần hoàn máu con người là hệ thống tuần hoàn kép (được chia ra 2 vòng tuần hoàn riêng biệt), đó là vòng tiểu tuần hoàn (còn gọi là vòng tuần hoàn phổi) và vòng đại tuần hoàn (còn gọi là vòng tuần hoàn hệ thống). Trái tim nằm ở giao điểm của 2 vòng tròn tuần hoàn này. Tim của con người có 4 ngăn (buồng) gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Hai buồng tim bên phải là tâm nhĩ phải và tâm thất phải, hai buồng tim bên trái là tâm nhĩ trái và tâm thất trái.

Vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất được hình thành bởi các mô liên kết khá vững chắc (trừ một bó cơ nhỏ thuộc hệ thống dẫn truyền sẽ được nói đến bên dưới) được gọi là vách liên nhĩ và vách liên thất.

tim và hệ tuần hoàn
Hệ thống van tim

Van ở giữa tâm nhĩ và tâm thất được gọi là van lá. Khi tâm thất co thì những cái nắp van này sẽ đóng lại và nhờ vậy máu từ tâm thất sẽ không chảy ngược lên tâm nhĩ. Khi tâm nhĩ của tim, hệ tuần hoàn co bóp thì các nắp sẽ mở ra để máu từ tâm nhĩ chảy vào tâm thất. Ở buồng tim bên trái là van 2 lá, bên phải là 3 lá. Van ở lối tâm thất ra động mạch được gọi là van bán nguyệt hay van tổ chim, có nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược từ động mạch về lại tâm thất. Van bán nguyệt mở tung ra về phía động mạch khi máu bị tâm thất đẩy ra. Khi tâm thất co lại thì các nắp van bán nguyệt tự động đóng kín để ngăn máu từ động mạch chảy trở về tâm thất.

tim và hệ tuần hoàn

Tim, hệ tuần hoàn là cơ quan chính với nhiệm vụ đẩy máu đi vào các mạch máu để nuôi cơ thể. Hai nửa của trái tim là 2 chiếc “bơm” làm việc độc lập nhưng lại cùng một nhịp hút và đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn: đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn. Vòng đại tuần hoàn (hay tuần hoàn hệ thống) mang máu động mạch giàu oxi và các chất dinh dưỡng từ nửa tim trái theo động mạch chủ, động mạch chủ tiếp tục phân thành những động mạch nhỏ dần và đưa đến các cơ quan.

Ở tổ chức, các tiểu động mạch tiếp nối với mạng lưới mao mạch, dưỡng chất và khí sẽ trao đổi qua các thành mỏng của mao mạch, chất dinh dưỡng được cung cấp cho tổ chức. Sau đó máu đã bị khử oxi vào các tiểu tĩnh mạch, được mang ra khỏi mô, tập trung vào những tĩnh mạch lớn hơn và đổ về tim phải.

Vòng tiểu tuần hoàn (hay tuần hoàn phổi) mang máu tĩnh mạch từ nửa tim phải theo động mạch phổi lên phổi, ở mạng lưới mao mạch phổi, khí cacbonic được thải ra ngoài và máu nhận oxi để trở thành máu động mạch, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái, tiếp đó bắt đầu một chu trình tương tự qua vòng tim, hệ tuần hoàn.

Ngày nay dưới nhiều tác động của nhiều yếu tố, bảo vệ sức khỏe tim mạch là một điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Việc phòng và tránh các bệnh về tim mạch cũng rất cần được chú ý và tuân thủ. Tim, hệ tuần hoàn đã giúp duy trì sự sống cho chúng ta, vậy nên, chúng ta nên giữ gìn sức khỏe của chính mình và bảo vệ lấy tim, hệ tuần hoàn một cách tốt nhất và an toàn nhất để nó có thể tiếp tục nuôi sống cơ thể. 

Tags: No tags

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *