image-7

Hiểu rõ các hệ cơ quan trong cơ thể người

Hằng ngày hằng giờ, các hệ cơ quan trong cơ thể chúng ta luôn phải kết hợp để làm việc cùng nhau nhằm duy trì sự sống cho cơ thể. Các hệ thống cơ quan cùng phối hợp với nhau tạo nên nhiều chức năng hoàn chỉnh cho cơ thể. 

Các hệ cơ quan trong cơ thể người

Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn bao gồm các cơ quan tim, phổi, não, thận và các mạng lưới gồm máu, mạch máu và bạch huyết. Hệ tuần hoàn vận chuyển oxy, hormon và các chất dinh dưỡng thiết yếu vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp nó hoạt động tốt.

Chức năng chính của hệ thống tuần hoàn là vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí đến các tế bào và mô trên khắp cơ thể. Điều này được thực hiện bởi sự lưu thông của máu.

hệ tuần hoàn

Hai thành phần của hệ thống này là hệ thống tim mạch và bạch huyết. Hệ thống tim mạch bao gồm tim, máu và mạch máu. Nhịp đập của tim thúc đẩy chu kỳ tim bơm máu đi khắp cơ thể. 

Hệ vỏ bọc

Hệ vỏ bọc hay hệ bì là một hệ cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại nguy hiểm, bao gồm da cùng các phần phụ của nó (gồm tóc, vảy, lông và móng).

Hệ vỏ bọc có những chức năng đa dạng như nó chống thấm nước, đệm và bảo vệ những mô bên trong, bài tiết chất thải, ổn định thân nhiệt và là nơi gắn những giác quan để cảm giác sự đau đớn, áp lực và nhiệt độ.

hệ vỏ bọc

Hệ vỏ bọc của con người còn có thể cung cấp vitamin D. Hệ vỏ bọc là hệ cơ quan  lớn nhất của cơ thể chúng ta.

Hệ xương khớp

Cấu tạo của xương gồm 3 lớp chính: xương đặc – đồng nhất khối đặc; xương xốp gồm những mãnh nhỏ, có các lỗ trống và cuối cùng là sụn khớp. Người trưởng thành thường có 206 xương.

hệ xương khớp

Hệ cơ quan này có những chức năng chính như: giúp hỗ trợ và tạo khung cho các cơ quan mềm khác của cơ thể; bảo vệ các cơ quan như não và tủy sống; cho phép các cơ bám vào và chuyển động; lưu trữ các chất khoáng và chất béo; tủy xương chịu trách nhiệm chính trong quá trình tạo tế bào máu.

Hệ tiêu hoá

Hệ tiêu hóa bao gồm miệng, lưỡi, răng, thanh quản, cơ hoành, dạ dày, lá ách, gan, túi mật, tuyến tụy, ruột non. Hệ tiêu hóa giúp cơ thể bạn chuyển thức ăn thành chất dinh dưỡng thông qua quá trình phân hủy hóa học.

hệ tiêu hóa

Quá trình này diễn ra thông qua hệ thống các cơ quan như thực quản, dạ dày, gan, tuyến tụy, và ruột. Hệ thống tiêu hóa phá vỡ các polyme thực phẩm thành các phân tử nhỏ hơn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nước ép tiêu hóa và enzyme được tiết ra để phá vỡ carbohydrate, chất béo và protein trong thực phẩm.

Hệ tiết niệu

Hệ tiết niệu là hệ cơ quan bao gồm các cơ quan thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Các tạng này liên quan mật thiết với nhau cả về giải phẫu và hoạt động chức năng.

hệ tiết niệu

Hệ tiết niệu là hệ cơ quan giúp cơ thể thải những chất lỏng dư thừa và các chất hoà tan từ sự lưu thông máu ra môi trường ngoài. Tại thận, một số chất được tái hấp thu trở lại máu, các chất còn lại được lọc và đưa xuống bàng quan thải ra ngoài.

Hệ hô hấp

Hệ hô hấp bao gồm mũi, phổi, thanh quản, và phế quản. Hầu hết các cơ quan của hệ hô hấp giúp phân phối không khí, nhưng chỉ có các phế nang nhỏ, giống như chùm nho và các ống phế nang chịu trách nhiệm trao đổi khí thực sự.

Hệ cơ quan này ngoài việc phân phối không khí và trao đổi khí, hệ thống hô hấp sẽ lọc, làm ấm và làm ẩm không khí hít thở. Các cơ quan trong hệ hô hấp cũng đóng một vai trò trong lời nói và khứu giác. 

hệ hô hấp

Hệ nội tiết

Hệ thống nội tiết là hệ cơ quan điều chỉnh các quá trình quan trọng trong cơ thể bao gồm tăng trưởng, cân bằng nội môi, trao đổi chất và phát triển tình dục. Các cơ quan nội tiết tiết ra hormone để điều chỉnh các quá trình của cơ thể.

hệ nội tiết

Các cấu trúc nội tiết chính bao gồm tuyến yên, tuyến tùng, tuyến ức, buồng trứng, tinh hoàn và tuyến giáp, có nhiệm vụ tiết ra hoocmon đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lý của môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh.

Hệ bạch huyết

Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới mạch máu của các ống và ống dẫn thu thập, lọc và đưa bạch huyết trở lại lưu thông máu. Là một thành phần của hệ thống miễn dịch, hệ thống bạch huyết tạo ra và lưu thông các tế bào miễn dịch gọi là tế bào lympho.

hệ bạch tuyết

Các cơ quan bạch huyết bao gồm các mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, tuyến ức, lá lách và amidan.

Hệ cơ

Hệ cơ là một hệ cơ quan bao gồm các cơ xương, cơ trơn và cơ tim. Nó cho phép chuyển động của cơ thể, duy trì tư thế và lưu thông máu trên khắp cơ thể.Các hệ cơ ở động vật có xương sống được điều khiển thông qua hệ thần kinh mặc dù một số cơ (như cơ tim) có thể hoàn toàn tự chủ.

Cùng với hệ xương, nó tạo thành hệ cơ xương chịu trách nhiệm cho việc vận động của cơ thể con người.

hệ cơ

Hệ thần kinh

Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh — nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao). Cũng chính các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất trắng.

Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên(các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo.

Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều các phản xạ được tập quen rất phức tạp mà không sinh vật nào có được.

hệ thần kinh

Vì vậy, việc “vệ sinh” hệ thần kinh có cơ sở khoa học là cần thiết để hệ thần kinh luôn đạt chất lượng hoạt động cao.

Những điểm thú vị về cơ thể người

Cơ thể chúng ta là cỗ máy hoàn hảo, thực hiện hàng ngàn hoạt động mỗi phút nhờ sự kết hợp và vận động của các hệ cơ quan trong cơ thể và nó có rất nhiều điều thú vị về các cơ quan ấy như: 

  • Thể tích và kích cỡ của hai lá phổi trong cơ thể bạn hoàn toàn khác nhau. Phổi phải nặng hơn và to hơn phổi trái. Điều này xảy ra do tim nằm ở giữa hai phổi và hơi nghiêng về bên trái.
  • Con người là loài động vật có vú duy nhất không thể nuốt và thở cùng lúc. Các loài thú có vú khác và kể cả các loài không phải là thú có vú, đều có thể thở trong khi đang ăn. Thực tế, trẻ sơ sinh có thể làm được như vậy để chúng có thể thở được trong khi bú nhưng khả năng này mất đi khi trẻ được 9 tháng tuổi, là lúc thanh quản bắt đầu phát triển. Ở người, thanh quản nằm ở quá thấp trong cổ họng nếu so với các loài động vật khác, điều làm cho con người có thể duy trì âm thanh phát ra trong thời gian lâu hơn và tạo ra nhiều âm thanh hơn, góp phần cấu tạo nên tiếng nói.

Như vậy, bạn có thể thấy con người chúng ta là một sinh vật rất kỳ diệu, bên trong cơ thể này vẫn còn rất nhiều điều mà các nhà khoa học chưa tìm ra và chưa thể lý giải được. Các hệ cơ quan đã cùng nhau cố gắng làm việc thì chúng ta cũng nên cố gắng cùng chúng bảo vệ chính cơ thể của mình, giữ một cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật nhé. 

Tags: No tags

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *