Khi nuôi dạy con cái, điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng cần phải làm đó chính là thấu hiểu tâm lý trẻ. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lý học, một bức tranh mà con trẻ vẽ ra có thể giúp phụ huynh đọc vị tâm trạng của bé. Hội họa là một phương pháp tuyệt vời để bé tô vẽ xây dựng thế giới nội tâm của bản thân trên một trang giấy trắng, vì thế nếu tinh ý, khi nhìn vào các tác phẩm của con, cha mẹ hoàn toàn có thể nắm bắt và hiểu hơn về trạng thái tâm lý và cảm xúc của trẻ. Vậy trong một bức tranh của trẻ, chúng ta nên quan sát những đặc điểm nào để nắm bắt tâm lý bé tốt nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.
Table of Contents
1. Họa cụ mà bé dùng
Đầu tiên, khi chuẩn bị để vẽ một bức tranh, bé sẽ lựa những họa cụ phù hợp với ý thích của mình. Có lẽ nhiều người lớn sẽ xem nhẹ quá trình lựa họa cụ này của con, chỉ xem đó là một sự ngẫu nhiên mà thôi. Nhưng thật ra, việc lựa chọn họa cụ cũng có thể giúp chúng ta đoán được một phần tâm lý trẻ khi chuẩn bị vẽ bức tranh của mình. Khi chọn khổ giấy, nếu bé chọn khổ giấy lớn, chứng tỏ bé không thích không gian xung quanh eo hẹp, gò bó, mà càng muốn phá vỡ sự gò bó để chứng tỏ bản thân. Những đứa trẻ chọn khổ giấy nhỏ sẽ thường có khả năng tập trung tốt và tỉ mỉ.
2. Bố cục bức tranh của bé
Bên cạnh cách lựa chọn họa cụ, để hiểu hơn về tâm lý trẻ, chúng ta có thể nhìn tổng thể bố cục của bức tranh mà bé vẽ. Đặc biệt, trong những bức tranh bé vẽ có nhân vật “bản thân” bé, thì chúng ta nên chú ý đến vị trí đứng của nhân vật, đó cũng là vị trí mà bé cảm thấy bản thân đang đứng, hoặc mong muốn sẽ được đứng. Không chỉ vậy, cha mẹ cũng nên chú ý đến sự xuất hiện của các nhân tố xung quanh như bạn bè hoặc người thân gia đình, điều đó cũng có thể phản ánh ý nghĩ của bé về các mối quan hệ đó.

3. Đường nét các chi tiết trong tranh
Đường nét các chi tiết của bức tranh tuy có thể nhỏ, nhưng phụ huynh đừng nghĩ rằng chúng không đáng quan tâm, vì từng đường nét của các chi tiết trong một bức tranh cũng có thể cho ta biết đôi điều về suy nghĩ, tâm lý trẻ. Khi trẻ trong tâm trạng tốt, những đường nét trong bức tranh thường được vẽ rõ ràng, không đậm không nhạt, còn khi trẻ đang trong tâm trạng xấu hoặc cảm thấy bức bối, trẻ thường có xu hướng vẽ những đường nét không rõ nghĩa, hoặc vẽ đi vẽ lại một chi tiết nào đó. Khi trẻ vẽ những vết hằn mạnh trên giấy, bạn nên tìm hiểu và cùng bé giải tỏa những căng thẳng và khúc mắc của bé.

4. Màu sắc của bức tranh
Đặc điểm cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng khi nhìn vào tranh của trẻ chính là màu sắc của bức tranh. Việc quan sát màu sắc chi tiết hoặc tone màu chủ đạo của bức tranh mà bé vẽ cho phép cha mẹ có thể thấu hiểu hơn về cảm xúc, suy nghĩ hoặc tâm lý trẻ. Trong một bức tranh, nếu bé sử dụng các tone màu sáng, nhiều màu sắc vui tươi, tô màu rõ ràng, điều đó cho thấy tâm trạng bé đang rất tốt, ngược lại, nếu trẻ sử dụng nhiều tone màu trầm, u tối, nghĩa là bé đang có bức bối trong lòng hoặc tâm trạng bé không được tốt.
Trên đây là một số đặc điểm bạn có thể để ý trong mỗi bức tranh để thấu hiểu rõ hơn tâm lý trẻ. Hãy áp dụng và cho chúng tôi ý kiến nhé.