Thay thế cho sàn gỗ tự nhiên đang trở nên khan hiếm và đắt đỏ, sàn gỗ công nghiệp hiện nay được rất nhiều người tin dùng. Vậy bạn có biết quy trình để làm ra một tấm ván sàn gỗ công nghiệp là như thế nào không? Chúng ta hãy cùng khám phá qua bài viết hôm nay nhé.
Table of Contents
Khai thác và xử lý
Bắt đầu cho mỗi quy trình sản xuất đều nằm ở khâu chuẩn bị nguyên liệu. Đối với sản xuất sàn gỗ công nghiệp, bước đầu tiên và quan trọng nhất chính là khai thác và xử lý gỗ tự nhiên. Cây gỗ phải được khai thác đúng tuổi, chủng loại, sau đó được cắt hạ, xử lý sơ bộ như xẻ gỗ, bào rong, cắt, ghép… và vận chuyển về nhà máy, phân xưởng để thực hiện những khâu tiếp theo.
Ép cốt gỗ HDF
Trong các bước của quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp thì ép cốt gỗ HDF có tính quyết định chủ chốt đến độ bền của sàn gỗ. Ván sàn ép HDF cũng là loại ván ép có chất lượng tốt nhất hiện nay. Quy trình ép cốt gỗ HDF thường được thực hiện dưới áp suất 850-870 kg/cm2, giúp cho các phân tử bột gỗ liên kết chặt chẽ với nhau, vậy nên khả năng bị giãn nở của cốt gỗ HDF rất thấp, đảm bảo được độ bền và hạn chế hư hại. Sau giai đoạn này, các tấn ván sàn đã được hình thành.
Phủ vân bề mặt
Sau khi ép cốt gỗ HDF, sàn gỗ sẽ được xử lý 2 mặt để tăng cường độ cứng và khả năng chống chịu mối mọt. Kế tiếp là bước phủ vân bề mặt gỗ, đây là giai đoạn rất quan trọng, giúp “tạo mẫu” cho sàn gỗ về màu sắc, hoa văn, mang đến những bộ sưu tập đa dạng khác nhau. Ở bước này, ngoài tạo nên những nét đẹp thẩm mỹ và vân gỗ khác nhau thì cốt gỗ HDF còn được phủ bề mặt bởi nhựa melamine kết hợp sợi thuỷ tinh. Mục đích là để tạo lớp chống xước, chống thấm cho sàn gỗ, bảo vệ chất lượng sàn trước những tác hại của tự nhiên và ngoại lực.
Ép gỗ lần 2
Sau khi được phủ bề mặt, lõi gỗ HDF sẽ được tiếp tục chuyển đến dây chuyền tiếp theo của quy trình để ép gỗ lần 2. Sàn gỗ tiếp tục được ép với áp suất và nhiệt độ cao, đảm bảo một lần nữa các lớp gỗ được liên kết chặt chẽ với nhau. Ở giai đoạn này, người ta cũng thường đánh bóng bề mặt của sàn gỗ để mang lại bề mặt đẹp hoàn hảo.
Thiết kế khóa hèm
Tiếp đến, là công đoạn thiết kế khoá hèm, yếu tố quyết định đến sự thẩm mỹ và sự liên kết hoàn hảo của một sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn. Hệ thống hèm khoá Uniclic chính là thiết kế phù hợp nhất hiện nay. Thiết kề hèm này cho phép tác động lên tấm ván sàn thông qua phương pháp móc lưỡi và đóng sập, giúp cho việc thi công dễ dàng, đồng thời tạo nên mặt sàn kín khít như một tấm ván lớn, đảm bảo tính thẩm mỹ và cả khâu vệ sinh dễ dàng. Ngoài ra, nhiều công ty sản xuất gỗ như An Cường còn có thêm vát cạnh V-groove giúp hạn chế tình trạng mối nối bị khít sẽ đẩy ván sàn lên.
Kiểm định đạt chuẩn
Và để kết thúc quy trình sản xuất sàn gỗ công nghiệp chất lượng sẽ không thể bỏ qua khâu kiểm định đạt chuẩn khắt khe và nghiêm ngặt. Việc kiểm định này đảm bảo từng tấm sàn gỗ đến tay người tiêu dùng đều là sản phẩm chất lượng nhất, hoàn hảo nhất. Đem lại cuộc sống và vẻ đẹp hoàn mỹ cho tổ ấm của mọi người.
Qua đó có thể thấy, để có được một tấm sàn gỗ công nghiệp đạt chuẩn đến tay người tiêu dùng thì mỗi thương hiệu, nhà sản xuất phải đầu tư một quy trình dài, phức tạp với sự tham gia của dây chuyền sản xuất hiện đại. Sàn gỗ công nghiệp An Cường chính là thương hiệu tiêu biểu về sàn gỗ chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Với quy trình sản xuất hiện đại, các tiêu chuẩn kiểm định khắt khe, đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng và dẫn đầu mọi xu hướng. Bạn hoàn toàn có thể an tâm khi chọn sàn gỗ An Cường để xây dựng tổ ấm của mình nhé.
>>> Xem thêm: Mẫu sàn gỗ công nghiệp uy tín chất lượng cao