Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng? Nên làm gì khi bị bệnh loét tá tràng?

Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng? Nên làm gì khi bị bệnh loét tá tràng?

trị tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, tỉ lệ mắc bệnh này rất phổ biến bởi sự chủ quan trong vấn đề bảo vệ sức khỏe. Trong giai đoạn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn tuy nhiên nếu không được điều trị đầy đủ, bệnh tiến triển nặng dần nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: ổ loét ngày càng sâu rộng hơn dẫn đến xuất huyết, thủng, ung thư hóa dẫn đến tử vong.

Bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người bệnh, cho nên bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng trở thành vấn đề quan tâm y tế của nước ta và nhiều nước trên thế giới.

Vậy bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Những nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc tìm hiểu rõ về căn bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng.

1.  Bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non nối với dạ dày). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc(màng lót bên trong cùng của dạ dày hay tá tràng) bị bào mòn, thủng và mô bên dưới thành dạ dày hay thành ruột bị lộ ra. 

viêm loét dạ dày tá tràng

Sở dĩ bị viêm loét là do sự bào mòn của độ acid và pepsin bên trong lòng của dạ dày hay tá tràng. Bệnh được chẩn đoán ở mọi độ tuổi, nhưng xuất hiện phổ biến ở những người già hơn.

2.  Nguyên nhân

–     Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP):  

Vi khuẩn HP là loại xoắn khuẩn sống trên lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng và tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại axit. Vì thế khi tiếp xúc với axit dịch vị thường xuyên, niêm mạc dễ bị bào mòn dẫn đến tổn thương. Vi khuẩn HP còn có thể kích thích dạ dày tiết dịch vị, dẫn đến rối loạn hoạt động co bóp và các vấn đề ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,…

Loại vi khuẩn này thường truyền qua đồ đựng thực phẩm, ăn thực phẩm không sạch, bàn chải đánh răng và nụ hôn. Và tỉ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn này gây ra chiếm từ 70 – 90%.

–     Chế độ ăn uống không hợp lý: Bệnh nhân lạm dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe;  ăn đồ quá cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ; ăn không đúng bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ,… 

–     Chế độ sinh hoạt không điều độ: Ngủ không đủ giấc, thức quá khuya,… Về tâm lý: tình trạng căng thẳng, tức giận, buồn bực, sợ hãi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm mất cần bằng cho chức năng dạ dày và đường ruột.

bệnh tá tràng

–     Lạm dụng quá nhiều thuốc điều trị và hóa chất: Một số thuốc gây Loét dạ dày tá tràng như các thuốc sau: Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm như Aspirin, Sterol, NSAID. Thuốc điều trị ung thư bằng hóa chất như Methotrexate, Fluorouracin…)  làm mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ gây nên viêm loét dạ dày tá tràng.

–     Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu học di truyền, người thuộc nhóm máu O và có tiền sử người thân trong gia đình mắc các bệnh về tiêu hóa thì có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn những người bình thường.

–     Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Trong một số trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng ở giai đoạn cấp tính thường xuất hiện thứ phát của các bệnh lý như viêm ruột thừa, bệnh bạch cầu, viêm phổi, suy thận, thoái vị hành, viêm phế quản, xơ gan,…

3.  Các biện pháp điều trị bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà có các biện pháp điều trị phù hợp cho bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng.

    Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc tân dược luôn được ưu tiên trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào mức độ bệnh lý và độ tuổi để chỉnh định các loại thuốc phù hợp giúp giảm nhanh cơn đau, làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

thuốc trị tá tràng

    Thay đổi lối sống

Bên cạnh việc điều trị loét dạ dày tá tràng bằng thuốc, bệnh nhân cần phối hợp điều trị không dùng thuốc bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống một cách hợp lý.

  Chế độ ăn uống 

+ Cần tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chữa lành các vết loét hoặc các thực phẩm có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.

+ Các thực phẩm nên bổ sung cần thiết bao gồm trái cây, thịt lợn nạc, thực phẩm giàu tinh bột, cá, sữa chua, đặc biệt là các loại rau củ màu đỏ và màu xanh đậm,…

+ Nên uống nước ép táo để dễ tiêu hóa thức ăn, uống nước dừa, nước gừng, trà thảo mộc, hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong.

+ Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh, …

+ Cần tránh các loại thực phẩm gây tổn  thương niêm mạc dạ dày, gây tăng acid dạ dày như trái cây chua, dưa cà muối…

+ Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia,…, không nên uống cafe mỗi ngày, nên bỏ hút thuốc lá.

 Chế độ sinh hoạt

+ Tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng.

+ Ngủ nghỉ và làm việc đúng giờ, tránh căng thẳng, stress, mệt mỏi, không nên thức quá khuya.

+ Ăn uống đúng giờ không nên bỏ bữa, nên ăn chín uống sôi, ăn các thực phẩm sạch, an toàn, rõ nguồn gốc, cần chia nhỏ các bữa ăn, khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, không ăn vội vã.

+ Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh tình trạng nhiễm khuẩn HP.

–     Tránh lạm dụng và hạn chế tối đa việc sử dụng các thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, kháng sinh vì có thể khiến các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn. Chỉ dùng thuốc điều trị khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn, bên cạnh đó bạn cũng nên thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh sử để được điều chỉnh thuốc phù hợp.

Bệnh viêm loét dạ dày có thể điều trị tận gốc nếu được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, với các trường hợp chủ quan, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

tu van

Website:

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*