Chúng ta có thể nghe một con cọp gầm ở một nơi cách xa chúng ta đến 1 dặm (1,0697km)
Một con cọp có thể ăn hết 1.000 pound (450kg) thịt trong một đêm, tương đương 400 chiếc bánh hamburger! Cọp phải ăn nhiều như thế để có đủ năng lượng vì nhiều khi nó phải nhịn ăn suốt nhiều ngày liền vì không săn được mồi
Cọp thường được gọi là “loài thú ăn thịt người” nhưng nó cũng ăn cả ếch nhái, chim, nhím và rùa khi không săn được hươu, nai.
Cọp được xem là con vật thuộc họ mèo lớn nhất trên thế giới, có thể sống cả trong những khu rừng nhiệt đới nóng bức lãn những khu rừng lạnh giá ở vùng ôn đới. Hiện nay trên, trên thế giới có 4 giống cọp, trong đó nổi tiếng nhất là cọp Siberia, cọp Nam Trung Quốc, cọp Đông Dương, cọp Bengal và cọp Sumatra. Cọp là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng: Hiện nay chỉ còn từ 5.000 đến 7.400 con cọp sống trong môi trường hoang dã. Giống cọp Bali, cọp Java và cọp Caspian đã bị tuyệt chủng trong 70 năm qua.
Một con cọp có cơ thể dài từ 1,4m tới 2,8m tùy theo giống loài. Đuôi có thể dài từ 90 đến 120cm và kích thước bàn chân có thể thay đổi theo tuổi tác.
Mắt cọp có đồng tử tròn và trong vàng (tuy nhiên cọp trắng Siberia lại có mắt màu xanh). Võng mạc của mắc cọp có thể phản chiếu ánh sáng, nên cọp có khả năng nhìn rõ trong bóng đêm, vượt xa con người đến 6 lần và cũng có khả năng nhận biết màu sắc như con người
Cọp Siberia là giống cọp to lớn nhất )trọng lượng cơ thể có thể hơn 225kg), con đực bao giờ cũng lớn hơn con cái. Giống con nhẹ cân nhát là giống cọp Sumatra: con đực nặng khoảng 110kg, còn cọp cái nặng khoảng 90kg.
Phạm vi lãnh địa của một con cọp được giới hạn bởi số lượng thức ăn có thể tìm được. Người ta ước tính lãnh địa của một con cọp có thể rộng từ 26 đến 78km vuông. Giống cọp Siberia có lãnh địa rộng nhất: đến 120 dặm vuông (1 dặm = 1,0697km)
Cọp thường sống một mình, nhưng lãnh địa của nó có thể trùng với lãnh địa của một con cọp khác.
Cọp thường đánh dấu lãnh địa của mình bằng cách rải những bụi cây thấm đẫm nước tiểu và phân. Đôi khi nó còn để lại dấu vết riêng như những vết cào trên thân cây.
Con cọp lập kỷ lục thế giới thể trọng được sách kỷ lục Guinnet ghi nhận là một con cọp đực Siberia, nặng đến 461,25kg
Cọp con thường sống với mẹ đến 2 – 3 tuổi rồi ra đi lập lãnh địa riêng .
Không giống như loài sư tử, cũng thuộc họ mèo, thích sống bầy đàn, cọp lớn thường thích sống một mình (tuy nhiên cọp cái thường sống với bầy con). Nguyên do là trong rừng một con cọp có thể săn mồi một mình dễ dàng hơn là săn cùng bầy đàn.
Màu lông phổ biến của loài cọp là màu cam, với những vằn màu đen. Cọp sống ở những nơi giá lạnh thường có bộ lông dày hơn loài cọp ở vùng nhiệt đới.
Đuôi cọp thường dài gần bằng phân nửa cơ thể. Cọp thường dùng đuôi để giữ thăng bằng khi chạy nhanh và đôi khi dùng đuôi để … giao lưu với những con cọp cái khác
Đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ vì sao cọp lại có vằn và một số nhà nghiên cứ đưa ra giả thuyết vằn giúp cọp dễ ngụy trang khi rình mồi. Cọp Sumatra là giống cọp có nhiều vằn nhất, còn cọp Siberia là giống có ít vằn nhất. Vằn của loài cọp cũng giống như dấu vân tay của con người: mỗi con cọp có vằn hoàn toàn khác với những con cọp khác.
Móng cọp có thể co rút lại giống như móng mèo. Các dấu vết do móng cọp để lại trên thân cây thường là những dấu hiệu đánh dấu lãnh địa.
Tuổi thọ của loài cọp sống ở nơi hoang dã chỉ vào khoảng 10 năm, trong khi những con cọp sống trong các sở thú và khu bảo tồn có tuổi thọ gấp đôi
Khi mới sinh, cọp con bị mù hoàn toàn, cân nặng từ 2 – 3 pound (khoảng 1 kg). Cọp con bú mẹ từ 6 – 8 tuần, rồi bắt đầu theo mẹ săn mồi. Đến 18 tháng tuổi, răng cọp con đã mọc đầy đủ và cũng phải đến 18 tháng tuổi, nó mới bắt đầu săn mồi một mình.