Trên thị trường hiện nay, mặt hàng gỗ công nghiệp đang ngày càng chiếm được sự yêu thích của người tiêu dùng. Vì thế mà sự đa dạng về lõi gỗ và bề mặt cũng tăng lên để đáp ứng đa dạng nhu cầu thị hiếu. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn các loại lõi gỗ phổ biến, từ đó có được sự lựa chọn phù hợp nhất.
Table of Contents
Ván dăm (PB) và ván dăm chống ẩm
Ván dăm được sản xuất từ các loại dăm gỗ xay ra rồi ép lại thành hai lớp, gồm lớp lõi và lớp bề mặt. Lớp lõi gồm có dăm gỗ lớn để liên kết tấm ván, lớp bề mặt là lớp dăm mịn để làm bề mặt mịn phẳng. Loại sản phẩm này được dùng phổ biến và rộng rãi nhất trên Thế giới, nhất là trong đồ nội thất văn phòng và đồ nội thất nhà ở. Ván dăm có tỷ trọng trung bình là từ 630 – 680kg/m³ và có độ dày từ 9mm – 25mm.

Đối với các vị trí có độ ẩm cao như tủ bếp, tủ toilet hay những khu vực có thời tiết ẩm ướt thì khuyến khích bạn nên sử dụng ván dăm chống ẩm, với tỷ trọng từ 670 – 710kg/m³. Chúng được phân biệt với ván dăm thường bằng sắc xanh trên tấm ván. Tuy nhiên, màu sắc không phải là nhân tố quyết định đến việc chống ẩm, mà là nhờ vào chất phụ gia được trộn trong keo ép ván, gọi là phụ gia chống ẩm. Ván dăm chống ẩm tiêu chuẩn thường có độ dày từ 9mm – 16mm – 18mm.

Ván MDF và ván MDF chống ẩm
Ván MDF có công nghệ sản xuất cũng giống như ván dăm nhưng khác là từ dăm gỗ sẽ tạo ra sợi gỗ rồi ép thành tấm. MDF cũng được sử dụng rộng rãi vì bề mặt phẳng, mịn, đẹp, đa dạng về độ dày và có phần chất lượng nhỉnh hơn ván dăm. Ván MDF được sử dụng rộng rãi từ nội thất gia đình, khách sạn, resort, bệnh viện, trường học; ốp vách, ốp trần. Ván có tỷ trọng trung bình là từ 670 – 760kg/m³ và độ dày từ 3mm – 25mm.
Ván MDF chống ẩm cũng tương tự như MDF thường, nhưng có thêm phụ gia chống ẩm. Ván MDF chống ẩm có màu xanh để phân biệt bằng mắt thường so với MDF và có tỷ trọng cao hơn MDF từ 670 – 780kg/m³. Ván MDF chống ẩm dùng cho những khu vực cần độ chống ẩm cao như tủ bếp, tủ toilet hoặc những khu vực có khí hậu ẩm ướt. Ván MDF chống ẩm có độ dày tiêu chuẩn từ 3mm – 25mm.
Ván HDF và Black HDF
Ván HDF có độ nén cao hơn MDF, và có tỷ trọng trung bình khoảng 800kg/m³. Loại này thường được sử dụng cho sản xuất ván sàn, vì cần sức chịu lực cao và chống ẩm tốt. Tấm HDF có trọng lượng khá nặng, đôi lúc không phù hợp với sản phẩm nội thất mà chỉ dùng cho sàn gỗ và ốp vách.

Ván Black HDF có tỷ trọng trung bình 830kg/m³, màu đen và thường được sử dụng cho vách toilet hoặc những sản phẩm nội thất cần độ chịu lực, độ chống va đập cao.
Ván Plywood (gỗ dán)
Ván Plywood còn gọi là gỗ dán, là sản phẩm truyền thống từ hàng trăm năm nay. Ván có độ dày từ 5mm – 18mm. Tuy nhiên, ít được sử dụng do bề mặt không phẳng đẹp như MDF hay ván dăm. Do độ chống nước của Plywood tốt nên thường được sử dụng ở nơi nguy cơ có nước bị rò rỉ như tủ toilet, hay khu vực chậu rửa chén của tủ bếp. Nhược điểm của Plywood là giá thành cao và bề mặt không đẹp.
Ván WPB
Tấm chống nước WPB có độ dày từ 5mm – 18mm. Đây là tấm ván hỗn hợp gỗ nhựa được sử dụng như Plywood. Tuy nhiên, WPB có độ chống nước cao nhất, độ chống nước tốt hơn Plywood, nên khuyến cáo lắp đặt cho khu vực tủ toilet và tủ chậu rửa nhất.

Như vậy, chúng ta đã vừa điểm qua những loại lõi gỗ phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. An Cường là một trong những thương hiệu đáng tin cậy có thể cung cấp cho bạn đa dạng sản phẩm về gỗ chất lượng, với những loại lõi gỗ kể trên. Với sản phẩm uy tín, dịch vụ chu đáo, giá cả phải chăng, An Cường chính là người bạn đồng hành lý tưởng, là sự lựa chọn tuyệt vời cho mọi không gian sống hiện đại.
Xem thêm: