Rửa sạch sẽ mọi thứ là được, nấu chín thực phẩm sẽ giết được hết vi khuẩn, mình không thể là nạn nhân của ngộ độc thực phẩm… Đó là những suy nghĩ khiến bạn phải trả giá đắt vì những căn bệnh có nguồn gốc từ đồ ăn thức uống ngày nay, phức tạp hơn rất nhiều so với trí tưởng tượng thông thường.

Table of Contents
Lầm tưởng khi rửa sạch thực phẩm
Nếu chỉ rửa trái cây bằng nước lạnh trước khi ăn thì bạn nên biết rằng quá trình làm sạch đó dù kỹ lưỡng tới đâu cũng chỉ loại bỏ được một số loại vi khuẩn có hại, không phải tất cả. Đậu hạt, rau xanh, củ cải,… có thể trở thành một mối nguy hiểm cho sức khỏe nếu mầm cây bị nhiễm bệnh từ gia súc, gia cầm trong trang trại hoặc do quá trình vận chuyển.
Như vậy, để có rau sạch, ta phải làm gì? Theo các chuyên gia, rau ăn được chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau, nên khi rửa cần phân loại để làm sạch. Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất, và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao, do chứa nhiều vi khuẩn E.coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp trên lá.

Cách rửa rau củ quả sạch sẽ, an toàn
Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Các cành rau nhỏ như rau muống,… phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ), muối ngâm trong vòng 5 phút.
Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá, bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, do thu hoạch quá sớm, chưa hết hạn cách li thuốc hay ô nhiễm trong khi bảo quản. Khi mua về, không nên ăn liền theo thói quen cũ. Hãy rửa sạch từng quả, rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh, để cách ngày vì dễ hư hỏng.
Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn, nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ, nên rửa sạch vỏ, sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

Rau ăn hoa được xem là bảo đảm vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun, người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
Chọn mua ở cửa hàng an toàn sẽ đảm bảo rau củ quả xanh – sạch?
Cửa hàng an toàn chưa hẳn đã an toàn. Người tiêu dùng không nên quá tin vào nhãn mác mà nên tự tìm hiểu xem trang trại cung cấp các loại thực phẩm này có nằm kề những trung tâm bảo vệ động vật hoang dã? Vườn nuôi? Họ sử dụng các loại phân bón gì? Nguồn nước thế nào? Bao lâu thì thực phẩm được kiểm tra một lần? Các biện pháp sử dụng khi thu hoạch, bảo quản và chuyên chở?
Trái cây, rau củ an toàn hơn các sản phẩm từ thịt?
Ngày nay, đã có nhiều ví dụ chứng mình rằng rau củ là một trong những nguồn lây bệnh, ngay tại một số quốc gia phát triển như Mỹ. Trái cây, rau củ và những thực phẩm tươi sống được sử dụng với mục đích ăn ngay, không cần qua chế biến, nên bất cứ ai dùng đều có thể nhiễm bệnh. Mầm bệnh rất dễ dàng đọng trên những loại thực phẩm dùng ngay, kèm theo các loại thực phẩm khác như rau bina, rau diếp, cà chua,… có thể ăn sống được.
Mình cẩn thận thì sẽ không bao giờ bị ngộ độc thực phẩm?
Những người có ý thức tốt về ngộ độc thực phẩm đôi khi vì quá tự tin vào bản thân, nhưng với xu hướng vi khuẩn biến đổi chủng liên tục thì sẽ rất khó để nói rằng một người chẳng bao giờ bị ngộ độc, dù chỉ là một lần trong đời. Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) còn ước tính 2-3% các trường hợp ngộ độc thực phẩm phải chịu hậu quả lâu dài như suy gan, suy thận, suy tủy,… thậm chí ung thư
Theo Bộ nông nghiệp Mỹ, thì những thực phẩm dễ bị hỏng như thịt, thịt gia cầm, thịt hầm, trứng nên được vứt bỏ nếu để ở nhiệt độ trong phòng quá 2 giờ. Nếu quá 32 độ C thì chỉ cần 1 giờ ở bên ngoài, thực phẩm đó nên ra thùng rác. Còn chần chừ phút nào thì bạn sẽ rầy rà phú ấy, vì những mối họa ẩn sau mớ thực phẩm – giờ đã thành ổ thuốc độc
Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên cẩn thận hết sức có thể, nhưng đừng bao giờ chủ quan rằng các vi khuẩn có hại sẽ không mon men đến được bàn ăn nhà mình.
Cập nhật các bài viết về kiến thức gia đình tại đây