ưu và nhược điểm của ván dăm

Tư vấn chọn ván dăm bền đẹp tốt nhất

Gần 90% nội thất gỗ công nghiệp hiện nay có thành phần là ván dăm (PB). Vì sao vật liệu này lại được sử dụng phổ biến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của ván dăm qua bài viết hôm nay để có câu trả lời bạn nhé.

Ưu và nhược điểm của ván dăm (PB) công nghiệp

Ưu điểm

Ván dăm (PB) có bề mặt mịn, kết cấu lõi ván bền chắc thường được kết hợp cùng các loại bề mặt để gia công làm nội thất. Một số ứng dụng phổ biến của ván dăm có thể kể đến như: tủ quần áo, tủ kệ trưng bày, bàn làm làm việc, kệ sách,… Ván dăm được yêu thích và chọn lựa vì những ưu điểm nổi bật sau đây:

– Thời gian sản xuất, gia công nhanh chóng

tư vấn chọn ván dăm

Quy trình sản xuất ván dăm tương đối đơn giản, nhanh chóng và ít hao tốn nguyên vật liệu hơn so với các loại ván ép công nghiệp khác.

Để sản xuất ván dăm, nhà sản xuất chỉ cần trộn dăm gỗ với keo kết dính, phụ gia cần thiết sau đó ép thành tấm theo thông số tiêu chuẩn.

Thời gian sản xuất, gia công nhanh chóng có thể đáp ứng được những nhu cầu vật liệu gấp, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành thiết kế.

– Độ bền cao

Mặc dù quy trình sản xuất nhanh chóng nhưng chất lượng của ván dăm (PB) vẫn đảm bảo được sự bền bỉ không kém các loại ván gỗ khác.

Để tạo nên từng tấm ván, hỗn hợp dăm gỗ và keo phải trải qua 2 lần ép, trong đó có quy trình ép nóng với nhiệt độ và áp suất cao giúp tạo nên sự liên kết chặt chẽ của lõi gỗ. Do đó, ván dăm thành phẩm sẽ có độ bền cao, đem lại tuổi thọ lâu dài cho nội thất gỗ.

– Khả năng bám vít tốt

Đặc biệt, ưu điểm vượt trội của ván dăm là khả năng bám vít tốt. Ván dăm có cấu tạo lõi ván là dăm gỗ, mùn cưa tạo nên bề mặt tiếp xúc với ốc, vít có độ ma sát cao.

Ốc, vít khi bắt trên ván dăm thường bám rất chắc, tạo nên sự liên kết chắc chắn vừa đảm bảo chất lượng nội thất lẫn vẻ đẹp về mặt thẩm mỹ.

– Chịu được trọng tải cao

Sự liên kết chặt chẽ của hỗn hợp dăm gỗ và keo kết dính sau khi trải qua quy trình ép nóng cũng giúp ván dăm có khả năng chịu được tải trọng cao.

Do đó, ván dăm còn được sử dụng để làm hộc tủ, vách trong của kệ trưng bày,…. kết hợp cùng ván MDF để tăng khả năng chịu tải cho nội thất.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, ván dăm cũng có những nhược điểm nhất định:

– Khả năng cách nhiệt, cách âm kém

ưu và nhược điểm của ván dăm

Với cấu tạo chủ yếu từ dăm gỗ, ván dăm có khả năng cách nhiệt, cách âm kém hơn so với một số vật liệu gỗ công nghiệp khác. Do đó, bạn có thể cân nhắc kết hợp thêm những vật liệu khác khi muốn thi công nội thất gỗ cần đến 2 khả năng này.

– Dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm

Ván dăm cũng không thích hợp với môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước và độ ẩm cao vì khả năng chống ẩm kém. Ván dăm có thể bị trương nở nếu tiếp xúc trực tiếp với nước hay sự ẩm ướt trong thời gian dài. 

Từ những ưu nhược điểm kể trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ván dăm và có cách ứng dụng sao cho tối ưu với không gian sốn của mình.

Bạn có thể kết hợp thêm một số loại ván gỗ khác để khắc phục nhược điểm của ván dăm. Đồng thời bạn nên tận dụng lợi thế về giá thành và độ bền của ván dăm để tối ưu chi phí cho công trình thiết kế.  

Hiện nay, ván dăm An Cường là sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường về chất lượng lẫn giá thành sản phẩm. Mỗi tấm ván đến tay khách hàng đều đạt các tiêu chuẩn cao về chất lượng (E1, E2, E0, super E0,…).

Bên cạnh đó, giá thành mỗi sản phẩm của An Cường đều rất cạnh tranh, hợp lý với chất lượng sản phẩm đem lại. Ván dăm An Cường sẽ là lựa chọn thích hợp để giúp bạn nâng cao độ bền sản phẩm và tối ưu chi phí cho công trình.

Tags: No tags

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *