Xuất huyết bao tử là là căn bệnh cấp tính và vô cùng nguy hiểm, nếu không nhận biết được những dấu hiệu xuất huyết bao tử sớm và chữa trị kịp thời thì 15-20% người bệnh sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Biến chứng của căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến tim mạch, dẫn đến tình trạng khuyết động và ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể dẫn đến tử vong. Vì thế với những bạn bị đau bao tử, đặc biệt là viêm loét bao tử thì cần quan sát thật kỹ những biểu hiện của cơ thể để tránh những biến chứng nặng hơn và có cách điều trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này.
Xuất huyết bao tử là gì?
Chảy máu đường tiêu hóa (xuất huyết bao tử – GI) còn được gọi là xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày tổn thương, chảy máu và gây ra triệu chứng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Tuy nhiên máu thường xuất hiện trong phân hoặc chất nôn nhưng không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy, mặc dù nó có thể khiến phân có màu đen hoặc hắc ín.

Xuất huyết bao tử khiến khí huyết không được lưu thông, khiến cho niêm mạc dạ dày bị kích thích máu là nguyên nhân gây ra tình trạng ứ đọng, khiến cho mạch máu bị giãn nở và viêm nhiễm. Đây là biến chứng thường thấy ở những bệnh nhân bị viêm loét bao tử kéo dài. Hiện tượng này sẽ ngày thêm nặng hơn khi các vi khuẩn hoạt động, khiến cho dịch acid dịch vị bị tiết ra nhiều hơn.
Tình trạng xuất huyết dạ dày nếu để lâu và không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Không phải tình trạng xuất huyết nào cũng nguy hiểm tới tính mạng ngay. Nhiều người chỉ bị xuất huyết nhẹ và có thể chữa trị dễ dàng. Tuy nhiên, một số trường hợp bị xuất huyết thể nặng, bị chảy máu nhiều một lúc có thể bị choáng váng, chóng mặt, thở nhanh, tái mặt, mạch nhỏ đập nhanh. Người bệnh còn có thể bị sốt nhẹ, tụt huyết áp. Nếu không được chữa trị kịp thời, tính mạng của bệnh nhân có thể bị đe dọa.

Vì thế, việc tìm ra được một phương pháp chữa trị thích hợp là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhưng phác đồ chữa thế nào để người bệnh vừa có thể nhanh chóng thoát khỏi bệnh xuất huyết dạ dày vừa tăng cường được sức đề kháng cơ thể lại là điều nhiều bệnh nhân đang lo lắng.
Nhiều người thường đặt câu hỏi: Cách điều trị tại nhà cho người bị xuất huyết dạ dày là gì? Thực tế thì khi dạ dày của bạn đã rơi vào trạng thái bị xuất huyết thì tuyệt đối không điều trị tại gia. Nếu không cầm máu kịp, người bệnh có thể rơi vào trạng thái nguy kịch, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.
Bệnh nhân cần lưu ý, căn bệnh này là các tổn thương xảy ra nhanh chóng mà nguyên nhân chính vẫn là do các vết viêm loét sẵn có trong bao tử. Do đó, nếu muốn khỏi hẳn, bắt buộc phải chữa lành các vết loét tại niêm mạc dạ dày.
Tóm lại, để điều trị xuất huyết bao tử, bạn cần tới các bệnh viện lớn để các bác sĩ đưa ra phác đồ phù hợp.
Các biện pháp điều trị xuất huyết dạ dày được bác sĩ chuyên khoa áp dụng hiên nay:
1/ Điều trị xuất huyết dạ dày bằng Tây y
Điều trị bằng Tây y là phương pháp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi bác sĩ kê toa cho bệnh nhân, cần làm các xét nghiệm. Nếu bệnh xuất huyết dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và người bệnh chỉ cần tuân thủ đúng.

2/ Chữa xuất huyết dạ dày bằng nội soi
Sau khi sử dụng thuốc, nếu tình trạng chảy máu ở người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện điều trị bằng phương pháp nội soi. Có nhiều hình thức điều trị nội soi như sau: dùng tia laser, dùng các chất cầm máu xịt tại chỗ, dùng đầu nhiệt, dùng kim chích cầm máu hoặc dùng kẹp cầm máu.
Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng kim chích cầm máu để chữa trị xuất huyết dạ dày cho người bệnh, bởi đây là biện pháp đơn giản, được sử dụng khá phổ biến nhất hiện nay. Một số loại thuốc dùng để chích cầm máu như các thuốc thuốc gây xơ hóa (polidocanol alcool) và thuốc co mạch (adrenalin).
3/ Điều trị xuất huyết dạ dày thông qua truyền động mạch
Đây là phương pháp được lựa chọn để điều trị ở bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nặng, máu chảy khá nhiều và không thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Các hoạt chất của Vasopressin được truyền nhỏ giọt vào đúng chỗ đang bị xuất huyết bằng cách dịch chất được truyền liên tục vào động mạch và qua ống thông động mạch đến nơi chảy máu. Mặt khác, các bác sĩ có thể thực hiện biện pháp gây tắc mạch máu bằng spongel (chất này có thể tự tan sau một thời gian sử dụng) được đưa vào đúng vị trí động mạch đang bị chảy máu, giúp làm ngưng hiện tượng chảy máu.
4/ Điều trị xuất huyết dạ dày bằng phẫu thuật
Biện pháp này được sử dụng cho trường hợp người xuất huyết dạ dày nặng, máu ra khá nhiều và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, điều trị bằng phẫu thuật cũng áp dụng cho trường hợp bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết dạ dày ở mức độ vừa phải nhưng tình trạng bệnh kéo dài quá 48 tiếng và phải truyền hơn 20 đơn vị máu. Bên cạnh đó, người bị xuất huyết dạ dày nhưng không đủ máu để truyền hoặc trường hợp người bệnh mắc cả hai triệu chứng xuất huyết lẫn thủng dạ dày cũng cần tiến hành làm phẫu thuật nhanh chóng.
Những lưu ý sau khi điều trị xuất huyết dạ dày
Người bệnh sau khi điều trị xuất huyết dạ dày cần tránh một số điều sau đây để hạn chế bệnh quay trở lại.
• Sau khi điều trị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, trong không gian yên tĩnh để bệnh mau chóng hồi phục.
• Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn những món ăn lỏng như cháo, soup,… Đây đều là những thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp dạ dày hoạt động hấp thu và chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Bạn có thể tham khảo chi tiết xuất huyết dạ dày nên ăn gì tại đây.
• Mặt khác, bệnh nhân nên tránh xa các loại nước uống có chứa chất gây kích thích như cồn, rượu, bia, cà phê,…, bởi chúng đều là tác nhân khiến bệnh thêm tồi tệ.
• Đồng thời, thực phẩm chứa nhiều acid như dưa muối, cóc, xoài hoặc các loại gia vị gây kích thích niêm mạc dạ dày như tiêu, ớt, mù tạt,…, các bạn cần loại ngay khỏi danh sách khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh bị xuất huyết dạ dày.
• Ngoài ra, thói quen ăn uống vô cùng quan trọng giúp khắc phục bệnh hiệu quả. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt. Nên chia bữa ăn hàng ngày thành nhiều khẩu phần nhỏ khoảng 5 – 6 phần, giúp việc nạp thức ăn hạn chế tình trạng dạ dày trống, gây dư thừa acid dẫn đến chảy máu.
• Mặt khác, ăn chậm, nhai kỹ và không bỏ bữa ăn, không ăn xong rồi vận động hay ngủ sẽ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, cải thiện bệnh hiệu quả.
• Quan trọng hơn, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc chữa xuất huyết dạ dày khi không có sự chỉ định của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe.
Những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh xuất huyết dạ dày được chúng tôi tổng hợp trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về bệnh. Từ đó, biết cách chăm sóc và chữa trị xuất huyết dạ dày hiệu quả.
Triệu chứng nhận biết
Các dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu GI có thể rõ ràng (quá mức) hoặc ẩn đi. Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí chảy máu, có thể là bất cứ nơi nào trên đường tiêu hóa, từ nơi bắt đầu – miệng – đến nơi kết thúc – hậu môn – và tốc độ chảy máu.
Xuất huyết bao tử có các biểu hiện phổ biến như:
- Máu nôn, có thể có màu đỏ hoặc có thể có màu nâu sẫm và giống với bã cà phê
- Phân đen, hắc ín
- Khó thở
- Ngất xỉu
- Đau ngực
- Đau bụng
- Nếu chảy máu của bạn bắt đầu đột ngột và tiến triển nhanh chóng, bạn có thể bị sốc. Các dấu hiệu và triệu chứng sốc bao gồm
- Hạ huyết áp
- Không đi tiểu hoặc đi tiểu không thường xuyên, với số lượng nhỏ
- Mạch nhanh
- Vô thức

Biến chứng & cách phòng ngừa cần biết
Xuất huyết bao tử có thể gây ra:
- Sốc tại chỗ
- Thiếu máu
- Tử vong
Để giúp ngăn ngừa GI bị chảy máu:
- Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm không steroid.
- Hạn chế sử dụng rượu.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá.
- Nếu bạn bị GERD (trào ngược dạ dày thực quản), hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị.